Theo quan niệm xa sưa thì gọn, sạch là linh khí của đất trời, là hồn cốt của phong thủy. Chính vì vậy mà vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người lại tất bật lau dọn nhà cửa để đón một năm mới với nhiều điều may mắn, bình an và tài lộc. Và một trong những công việc quan trọng, thiết yếu đó chính là lau dọn, sửa sang cho không gian thờ cúng tâm linh. Điều này thể hiện sự ngưỡng vọng đến gia tiên, đồng thời mang theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của bậc hậu thế. Vậy cách lau dọn bàn thờ cho Tết Quý Mão 2023 như thế nào mới đúng? Cần lưu ý điều gì để tránh điều phạm kỵ? Tất cả những thắc đó sẽ được giải đáp chi tiết hơn qua bài chia sẻ dưới đây.
Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bàn thờ là nơi để con cháu thắp nhang, thực hiện lễ cúng và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Chính vì thế, mà bàn thờ luôn cần được dọn dẹp sạch sẽ và bày trí sao cho trang nghiêm và đẹp mắt nhất.
Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ được coi như là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
Theo quan niệm của phong thủy, bàn thờ là nơi tập hợp nhiều năng lượng tốt nhất. Vì vậy việc dọn bàn thờ vào ngày Tết sẽ đem đến nhiều điều tốt lành và may mắn cho gia chủ.
Những điều cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ cho Tết 2023
1. Ai được lau dọn ban thờ?
Việc lau dọn bàn thờ thường cho gia chủ đại diện trong gia đình đứng lên thực hiện. Trước kế hoạch dọn dẹp bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu.
2. Vật dụng lau dọn bàn thờ gia tiên
Vì là khu vực linh thiêng, trang trọng nên ngay cả vật dụng lau dọn bàn thờ cũng hết sức kỹ lưỡng. Những vật dụng như khăn, chổi đều phải là vật dụng riêng chỉ dùng trên bàn thờ. Vào dịp Tết gia đình Việt thường mua mới những vật dụng này để lau dọn bàn thờ gia tiên.
Nước để lau dọn bàn thờ cũng phải là nước sạch, có khi người ta thay thế bằng nước ấm hoặc rượu trắng.
3. Nên dọn bàn thờ khi nào?
Bạn có thể dọn dẹp bàn thờ vào khoảng thời gian từ sau ngày 23 tháng chạp trở đi đến trước ngày giao thừa. Bởi theo quan niệm xa xưa cho rằng, trong khoảng thời gian này thì ông bà tổ tiên và các vị thần linh đều đã về trời nên lau dọn bàn thờ là hợp lý nhất, tránh gây mạo phạm đến họ.
Bên cạnh đó, bạn có thể dọn dẹp bàn thờ thường xuyên hơn để luôn giữ được sự sạch sẽ và nét tôn nghiêm chứ không phải đợi đến Tết thì mới có thể dọn dẹp.
Việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết phải được diễn ra thật cẩn trọng, nhẹ nhàng tránh không làm đổ vỡ bởi đó là một điều cấm kỵ.
4. Tránh làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ
Những đồ vật linh thiêng, thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Việt thế nên bạn cần cực kỳ cẩn thận không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.
Đặc biệt đối với bát hương, người ta tin rằng bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình thế nên trong quá trình lau dọn không nên xê dịch bát hương quá nhiều.
>>Gia chủ tham khảo thêm +101 món đồ thờ cúng gia tiên đẹp, chất lượng
Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ tổ tiên, Thần Phật cho Tết 2023
Bước 1: Thắp hương xin phép
Bạn thắp một nén hương và khấn xin các bậc bề trên tạm lánh sang một bên để tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết mà không mạo phạm các ngài. Bạn đợi hương tàn thì bắt đầu công việc dọn dẹp.
Bước 2: Hạ các đồ thờ tự xuống
Trước tiên, bạn chuẩn bị một cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ. Sau đó, bạn hạ đồ thờ cúng như: bài vị, di ảnh, chân đèn, bình hoa, chén nước,… xuống bàn một cách ngay ngắn. Nếu là bàn thờ Phật, thì bạn phủ vải hoặc giấy vàng.
Đặc biệt, bạn nên tránh hoặc hạn chế di chuyển bát hương xuống bàn và cũng không nên lau đồ thờ tự trực tiếp trên bàn thờ.
Dùng khăn sạch tẩm rượu gừng và lau toàn bộ các đồ thờ tự trên bàn thờ. Để đánh bóng các đồ bằng đồng, bạn cũng dùng khăn sạch tẩm giấm ăn, tro bếp, muối hạt,… và chà mạnh trong vài phút.
Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch và lau khô lần lượt từng món, lau cách từ tốn và tuyệt đối không kẹp đồ thờ vào nách, chân.
Bước 3: Lau bát hương
Hãy từ tốn lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
Bước 4: Bao sái ban thờ
Tay cần được rửa sạch sẽ bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch. Tay còn lại lấy khăn/chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Lau khô toàn bộ bát hương bằng khăn khô.
Bước 5: Rút tỉa chân hương
Sau khi lau dọn bát hương thì thực hiện tỉa chân hương để số lẻ. Thông thường, bát hương thần linh thì để 5 chân (ngũ hành tề tụ). Còn các bát hương còn lại thì để 3 (sinh tài). Các chân hương đã được rút tỉa để lên bàn được phủ bằng giấy đỏ. Còn hóa chân hương sẽ được gom lại thả trôi trên sông có dòng chảy.
Bước 6: Sắp xếp lại đồ thờ cúng
Đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
Không phải ai cũng biết cách rút chân nhang đúng cách?
Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất chính là bát hương – nơi giáng của các vị thần linh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người ở trần thế đối với cõi tâm linh.
Sau một năm qua đi, bận rộn với những ngày giỗ, lễ thì các bát hương cũng khá đầy chân nhang vì thế ta cần tỉa bớt đi. Bạn hãy lấy thìa xúc ra từng thìa tro nhỏ bỏ vào túi bóng và giữ lại một ít tro và chân nhang trong bát hương. Đặc biệt, bạn không được đổ hết tro và chân nhang đi bởi theo quan niệm xưa, điều này sẽ gây hao tán tài lộc cho gia chủ.
Tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn nắm rõ cách lau dọn bàn thờ cho Tết Quý Mão 2023 đúng cách. Chúc bạn và gia đình một năm mới vạn sự an khang, vạn điều may mắn! Bạn đang quan tâm mua đồ thờ cúng để bày trí trên bàn thờ gia tiên, liên hệ ngay Hotline: 0937 522 286 để chúng tôi được tư vấn và hỗ trợ quý khách tốt nhất!
-
Có thể bạn quan tâm: Cách chọn bát nhang, lư hương cho năm Quý Mão 2023