Nghi thức thờ cúng ngày Tết từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt như cách để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy mà hằng năm vào mỗi dịp lễ Tết hay giỗ chạp con cháu đều dâng lên bàn thờ gia tiên mâm cỗ đầy ắp sắc màu dưới ánh nến lung linh, thắp nén nhang cầu khấn. Để tìm hiểu thêm về nghi thức thờ cúng ngày Tết, cùng theo chân Lư Đồng Bảo Long trong bài chia sẻ dưới đây nhé! Mong quý vị sẽ có được những thông tin hữu ích nhất!
Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết?
Theo quan niệm của người phưng ông: Các vị tổ tiên kết nối với con cháu bằng tâm linh giao cảm giữa thế giới hữu hình và thê giới vô hình. Và nghi thức thờ cúng chính là nút giao gặp gỡ của hai thế giới.
Người Việt Nam nói riêng và dân cư ở một số quốc gia khác có tục thờ cúng tổ tiên cho rằng ông bà tổ tiên sẽ ở thế giới bên kia để dõi theo những hành vi, việc làm đúng, sai của con cháu, từ đó họ sẽ phù hộ hoặc quở trách.
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Được thể hiện phổ biến hầu hết trong mỗi gia đình Việt Nam đều có một bàn thờ ông bà tổ tiên như cách để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất và bày tỏ sự tôn kính đối với họ.
Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ là trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền giống nòi.
Nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục đẹp, giàu bản sắc cần được giữ gìn.
Những việc cần làm trước khi thực hiện nghi thức thờ cúng
Người Việt Nam quan niệm rằng khi chết đi, linh hồn của ông bà tổ tiên sẽ đến bên một thế giới khác nhưng vẫn có lúc họ tồn tại xung quanh chúng ta, chứng kiến những điều diễn ra hằng ngày. Vì thế mà vào mỗi dịp quan trọng con cháu đều làm mâm cơm để thắp hương lên ông bà, tổ tiên mong muốn tổ tiên sẽ phù hô độ trì cho họ gặp được nhiều may mắn và tài lộc.
Các bước chuẩn bị cho nghi thức thờ cúng ngày Tết:
- Trước khi làm lễ cúng cần bày lễ lên bàn thờ. Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với khay chén nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả”. Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày tết được nấu nướng và bầy biện khá công phu. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ.
- Sau khi bày lễ xong, gia chủ cần đốt đèn ( có thể là đèn dầu, nến, hoặc đèn thờ bằng đồng, …
- Sau đó, thắp hương rồi cúng. Khi thực hiện thắp hương, gia chủ cần ăn vận trang nghiêm, thành kính. Việc thực hiện nghi thức cúng có ý nghĩa thỉnh tổ tiên về hưởng lễ.
Nguyên tắc quan trọng khi thực hiện nghi thức thờ cúng ngày Tết
Các cụ thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tuy nhiên chúng ta phải biết cách kiêng đúng, thờ đúng thì mới mong được được như ý, đối với nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng cần phải biết cách thờ cúng đúng.
– Về cách cúng: vào dịp lễ tết, giỗ chạp thì gia chủ cần sắm lễ cúng đặt lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn sau đó làm lễ, khấn vái, lạy tổ tiên để tỏ lành biết ơn, thành kính đồng thời cầu xin được phù hộ. Khi gia chủ thực hiện nghi lễ cúng thì cần phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.
– Về cách khấn: khi khấn thì nên nói nhỏ trong miệng chứ không nên nói to và có đủ các thông tin như ngày tháng năm, địa chỉ gia chủ, mục đích của việc cúng lễ, cúng ai, tên các thành viên trong gia đình sau đó là khấn lời cầu xin các vị tổ tiên phù hộ độ trì. Sau khi khấn xong thì cần phải vái để tỏ lòng thành kính cẩn hy vọng bề trên phù hộ cho gia đình mình.
– Về cách vái: Khi vái, gia chủ cần phải chắp hai bàn tay lại trước ngực sau đó đưa lên ngang đầu, đầu thì hơi cúi xuống dưới, lưng khom xuống dưới một chút rồi mới ngẩng mặt hướng lên phía bàn thờ gia tiên. Người ta có thể vái số lần khác nhau tùy vào từng trường hợp như 2, 3, 4 hoặc 5 lần.
– Về cách lạy: hành động lạy là cách mà con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Đối với lạy thì cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người ta sẽ sử dụng số lần lạy khác nhau như 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy, mỗi con số lại mang những ý nghĩa khác nhau và cần phải được sử dụng đúng. Chính vì vậy mà gia chủ nên hết sức chú ý sử dụng sao cho đúng, chuẩn để tránh những điều không may mắn.
Bàn thờ tổ tiên – Nơi thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên ngày Tết
Trong mỗi gia đình Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng để thờ cúng ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Vì vậy cần phải đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ và ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Trên bàn thờ phải có đầy đủ các đồ thờ cúng như bát hương, chân đèn, bài vị và di ảnh của người đã khuất và tất nhiên không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra, có thể đặt thêm bình trà tượi, thức ăn và đồ vàng mã, tiền âm phủ,… lên bàn thờ.
Kiến thức mua sắm: Mua bộ đồ thờ đầu đủ ở đâu tốt nhất?
Trong đó, đồ vàng mã và tiền âm phủ sẽ phải đem đi đốt (hóa vàng), rượu cúng rót xuống tàn vàng sau khi tàn tuần hương. Như vậy thì người quá cố mới có thể nhận được đồ cúng tế, bởi hương khói thì bay lên trời, nước rượu hòa với lửa sẽ thấm xuống đất tại nên sự hài hòa giữa âm dương và trời – đất – ngươi (tam tai) mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
Và đối với người Việt, cho dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì trong nhà phải có bàn thờ gia tiên, có đèn thờ, bát hương, chân đèn, hương án và đài rượu. Đây đều là những vật gia bảo linh thiêng đối với họ.
Ngoài ra, sau khi đã sắp xếp lễ xong, chủ nhà trong gia đình sẽ phải làm nghi lễ thờ cúng tổ tiên, khấn vái đề mời tổ tiên về thụ lộc.
Những lưu ý khi thực hiện nghi thức thờ cúng ngày Tết
Những lỗi phạm kỵ, tối kỵ trong thờ cúng sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị tâm linh đồng thời ảnh hưởng đến tài lộc, vượng khí của gia đình. Chính vì vậy, nhiều gia chủ rất quan tâm đến việc trang trí bàn thờ sao cho đúng chuẩn tâm linh và phong thủy. Gia chủ lưu ý tránh phạm phải các lỗi sau:
- Các vật dụng dùng để thờ cúng cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Đảm bảo thuận tiện cho việc thờ cúng, tránh gây ra đổ vỡ.
- Bát hương luôn cần đặt chính giữa bàn thờ, kiêng kỵ xê dịch.
- Cần chú ý mua và bày đồ cúng lễ sao cho đầy đủ và tươm tất nhất có thể.
- Thường xuyên lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước và sau khi cúng bái. Chú ý khăn lau bàn thờ cần phải dùng riêng, vệ sinh thật sạch.
- Gia chủ nên lựa chọn các lễ vật thờ cúng thanh sch như hoa tươi, hoa quả tươi để dâng lễ.
- Nước và rượu trắng dùng để thờ cúng cần được thay mới mỗi lần thắp hương. Sau khi hạ lộc, nước và rượu cần hạ xuống luôn và lau rửa chén đĩa sạch sẽ
Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích của chúng tôi về cách thực hiện nghi thức thờ cúng ngày Tết đúng chuẩn phong thủy, tâm linh. Để góp phần cho không gian thờ cúng thêm trang nghiêm gia chủ có thể tham khảo thêm các đồ thờ cúng bằng đồng tại Lư Đồng Bảo Long.
Đến đâu để mua đồ thờ bằng đồng uy tín và chất lượng?
Lư Đồng Bảo Long tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thờ cúng bằng đồng có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Bảo Long chúng tôi quy tụ hơn 20 nghệ nhân hàng đầu đến từ làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo người nghệ nhân Bảo Long đã cho ra đời những sản phẩm có kiểu dáng đẹp với thiết kế hoa văn tinh xảo, sắc nét. Với 3 cơ sở Tp Hồ Chí Minnh, TP Hà Nội, Nam Định và rất nhiều cơ sở vệ tinh khác.
Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0937 522 286 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.