Đi chùa đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Bởi vậy, hằng năm vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại cùng nhau lên chùa thắp hương để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về phong tục đi lễ chùa đầu năm để cầu may. Cùng theo chân Lư Đồng Bảo Long dưới bài viết sau để giải đáp thắc mắc cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa đầu năm?
Đôi nét về ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đó là hành động xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật.
Đi lễ không đơn giản chỉ để ước nguyện mà đó còn là khoảnh khắc con người được hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả, phiền ưu trong cuộc sống mưu sinh.
Trong không gian thờ cúng thanh tịnh, tràn ngập mùi khói nhang hòa cùng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa làm cho lòng người bỗng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn bao giờ hết.
Mọi người đi chùa thắp hương để cầu mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ…. Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Cần chuẩn bị gì khi đi lễ chùa đầu năm? Sau đây là 7 mục cần lưu ý nhất:
1. Trang phục
Chùa chiền là nơi linh thiêng và đầy tôn nghiêm chính vì vậy khi đi chùa mọi người cần phải lưu ý cách ăn mặc sao cho thuần phong mỹ tục “ Đi nhẹ, nói khẽ”.
Tại nơi thờ tự các bậc thần linh ta cần phải có sự tôn kính và giản dị. Mọi người nên lựa chọn những bộ quần áo kín đáo có sắc màu nhã nhặn như: áo dài, áo lam Phật tử, áo sơ mi có cổ kết hợp với quần jean,…
Đặc biệt lưu ý tránh mặc: Quần áo hở hang, phản cảm, đồ xuyên thấu như: quần lửng, váy, quần tất lưới, áo khoét sâu,…
2. Lưu ý thắp hương
Khi đi chùa nếu thắp hương que thì bạn phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch đặc biệt là không để hương bị tắt khi đang lễ – đây là điều này không may mắn cho gia chủ.
Còn nếu là hương vòng, thì bạn cần đặt hương theo chiều kim đồng hồ. Với hương tháp, hãy đặt vào lư hương hoặc phía giữa của đĩa hương.
3. Lễ vật khi đi chùa
Bạn nên chuẩn bị lễ chay như: xôi, chè, oản, hoa quả, …Không được sắm sửa các lễ mặn như thịt, giò, chả,…
Hoa tươi lễ phật là hoa sen, hoa huệ, hoa cúc,… không nên dùng các loại hoa dại, hoa tạp.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ đi lễ tại chùa, nếu có thì chỉ nên đặt một ít ở bàn thờ Thánh Mẫu hoặc Đức Ông.
Ngoài ra nếu bạn muốn đặt tiền thật thì hãy bỏ vào hòm công đức.
Và không phải cứ sắm sửa lễ vật càng lớn thì lộc sẽ càng nhiều. Việc đi chùa là nét đẹp văn hóa tâm linh dựa vào tâm của người đi chùa bởi vậy chỉ cần thành tâm thì chắc chắn phật sẽ phù hộ độ trì.
4. Bước hành lễ khi đi chùa
Lễ ban phải đúng thứ tự:
– Đặt lễ vật, thắp hương ở ban Đức Ông trước.
– Sau khi thắp ở ban Đức Ông xong ta thắp đèn nhang, đặt lễ ở chính điện.
– Sau đó, ta đi thắp hương ở tất cả các ban khác của nhà bái đường.
– Nếu chùa nào có điện Mẫu, tứ phủ thì đặt lễ, thắp hương để cầu theo ý nguyện.
– Cuối cùng sau khi đã lễ tạ để hạ lễ bạn nên đi đến phòng tiếp khách để hỏi thăm các nhà sư trong chùa.
5. Vị trí đứng khi hành lễ
Trong khi hành lễ, thắp hương chúng ta cần lưu ý không đứng ngay chính giữa điện, ngay trước tượng Phật hoặc Tam Bảo mà nên đứng chếch sang một bên. Điều này thể hiện sự tôn kính của đối với các vị Phật tổ và các vị thánh thần.
Khi vào chùa, lễ bái tốt nhất là lễ 3 ngôi Phật, Pháp và Tăng nên người đi lễ nên quỳ xuống, năm vóc gieo đất ( trán, 2 khuỷu tay, 2 đầu gối sát đất) và cầu khấn trong tâm trí, sau khi khấn xong thì lạy 3 lạy.
6. Cách bày lễ ở các ban
– Ban Tam Bảo (Ban to nhất nằm ở nhà chính): Khi dâng lễ ở ban này thường phải đầy đủ 5 món bao gồm hương – nến – hoa – quả – nước. Bên cạnh đó, nếu gia chủ không chuẩn bị đầy đủ cả 5 món cũng không sao bởi đi chùa quan trọng nhất là thành tâm. Đặc biệt lưu ý không được đặt tiền thật, tiền vàng, tiền vàng mã cũng như lễ mặn lên ban Tam Bảo.
– Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền,… dâng lễ tùy tâm và thắp 3 nén hương rồi thực hiện lời cầu khấn theo ý nguyện.
– Các ban thờ tự các vị như Đức Ông, Thánh, Mẫu có thể bày sắm lễ mặn: thịt gà, giò, chả,… và tiền vàng mã, tiền âm phủ,…
7. Việc cầu nguyện
Khi vào lễ Phật, mọi người nên để tâm mình thảnh thơi không nên mang quá nhiều mưu cầu về công danh và tài lộc. Bởi theo quan điểm của Phật giáo, Phật chỉ phù hộ bình an chứ không phù hộ về công danh, tài lộc như ý muốn.
Cửa phật có lòng từ bi giúp con người ta sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc thiện chứ không có tiền bạc vật chất để cho ai.
Phật hướng con người tới chân, thiện, mỹ, từ bỏ tham sân si. Đạo Phật là đạo ban vui, ban trí tuệ cho mọi người và giúp mọi người gần gũi nhau hơn.
8. Cách xưng hô
Bạn có thể gọi các sư thầy là quý thầy, bạch thầy xưng con. Khi muốn thưa gửi thì nên chắp tay hình búp sen trước ngực và dùng phật danh” A di đà phật” để mở lời chào cũng như nói lời tạm biệt trước khi ra về với các trụ trì và tăng ni trong chùa.
Qúy vị tham khảo những vật phẩm để cúng tiến cho chùa
Cúng tiến là việc làm mọi người góp tấm lòng thành với nhà chùa để tạo phúc phần về sau. Đồ thờ bằng đồng thường được mọi người cúng tiến cho nhà chùa là:
1. Chuông đồng: Là một trong những pháp bảo không thể thiếu tại các nhà chùa. Khi âm thanh của tiếng chuông cất lên giúp con người và vạn vật trở nên thảnh thơi, an lạc. Bên cạnh đó, tiếng chuông chùa còn là tiếng gọi của sự thức tỉnh và giác ngộ.
2. Tượng đồng: Là biểu tượng linh thiêng và cao quý của các thần Phật trên cao.
3. Lư hương lớn: Là đồ thờ cúng có giá trị ý nghĩa tinh thần cao. Lư hương được dùng để đốt trầm hương cùng các lễ vật khác khi cúng Phật thể hiện tấm lòng thành kính của chúng sinh với các Ngài.
4. Đôi hạc đồng: Là vật phẩm trang trí tại các ban thờ mang ý nghĩa trường thọ, biểu hiện của một cuộc sống nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Bên cạnh đó nếu, gia chủ muốn cúng tiến cho chùa bằng tiền mặt thì có thể bỏ vào hòm công đức. Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, Trụ Trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên giải thích việc đặt tiền công đức xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp: “Cúng tiến cho chùa để hóp phần tu sửa, xây dựng chùa, đúc chuông, in sách giáo huấn cho mọi người đó làm việc làm tạo phúc và được hưởng phúc chứ không phải Phật ban”.
Trên đây là những chia sẻ của Lư Đồng Bảo Long về những điều cần chuẩn bị khi đi lễ chùa đầu năm. Chắc hẳn mọi người đã có thêm nhiều hiểu biết về các lễ nghi Phật giáo. Và nếu bạn đang muốn mua thêm đồ thờ bằng đồng để cúng tiến cho chùa thì hãy đến ngay Bảo Long chúng tôi. Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0937.522.286 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.