Trong văn hóa của người Việt, lư hương trên bàn thờ là vật phẩm quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, gia đình. Lư hương thường dùng để cắm nhang các dịp ngày rằm, mùng 1, ngày lễ tết hay có người đi xe về. Vậy Lư hương có ý nghĩa thế nào? Thờ gia tiên sử dụng mấy Lư hương mới đúng? Ắt hẳn sẽ có rất nhiều người đặt ra câu hỏi này. Hãy cùng Lư Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Lư hương có ý nghĩa gì trong văn hóa tâm linh?
Với mỗi một đồ thờ, bản thân đều mang những giá trị và ý nghĩa riêng biệt. Bạn không thể mua về thờ cúng mà không nắm chắc về ý nghĩa phong thủy khí cụ đó mang lại.
Vào mỗi dịp đặc biệt, những người con, cháu sẽ thắp những nén nhang vào Lư hương trên ban thờ. Những nén hương cùng khói thể hiện sự thành tâm, hiếu thảo với ông bà tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp. Đồng thời, cũng thể hiện đến sự ấm cúng, hướng về gia đình, tổ tiên.
Lư hương là vật để thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” được truyền nối bao đời nay. Người đời sau kế thừa người trước lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ngày nay, không còn quá nặng nề vấn đề trai gái như thời phong kiến nhưng đây đã trở thành một tín ngưỡng lâu đời, văn hóa tâm linh của người Việt. Lư hương cũng được xem là nơi kết nối giữa tổ tiên, Thần linh với những thành viên gia đình.
Lư hương thường dùng bằng chất liệu gì?
Trước thị trường đồ thờ đa dạng và phong phú như hiện nay, nên lựa chọn sản phẩm làm từ chất liệu gì thì tốt được nhiều khách hàng quan tâm. Mỗi chất liệu đều mang ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào cảm quan, ngân sách tài chính, nhu cầu sử dụng để gia chủ có quyết định đúng đắn nhất.
– Lư hương gốm sứ mang vẻ đẹp truyền thống, mẫu mã bắt mắt, thông dụng, dễ vệ sinh và được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, do đặc tính làm từ đất sét nên trong quá trình sử dụng phải thật cẩn thận, tránh rơi vỡ. Men gốm có tuổi thọ không quá cao, dễ bay màu sau nhiều năm.
– Lư hương bằng đồng nổi bật bởi vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, có giá trị sử dụng truyền đời. Chất liệu đồng mang vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp với hoa văn tinh xảo, sắc nét. Mẫu mã bắt mắt tạo điểm nhấn nổi bật trên ban thờ. Hơn thế, đồ đồng có giá trị sử dụng cao, độ bền vĩnh cửu. Dù đồng là kim loại có tính oxy hóa khá cao nhưng khi được xử lý bề mặt tốt sẽ cho độ bền lâu, sáng đẹp cùng thời gian hoặc xuống màu trầm cổ sang trọng. Thậm chí là bền mãi mãi đối với các sản phẩm mạ vàng, dát vàng. Tất nhiên, sản phẩm cũng có giá thành cao hơn chất liệu còn lại.
Thờ gia tiên thường sử dụng mấy Lư hương?
Người ta thường nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Xét về tâm linh thì cai quản đất của một nhà là các quan Thổ công, nếu đất mà không có Thần cai quản hoặc các quan thần linh không thiêng thì gia đình đó sẽ rất dễ bị tà ma xâm nhập. Mỗi một mảnh đất sẽ có một Thổ Công cai quản, trông nom cho nhà cửa bình an.
Với một gia đình thông thường, ngoài thờ Thổ Công thì Long Mạch, Táo Quân, Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần là các vị Thần cai quản mọi phương diện trong một gia đình. Chính vì vậy, cần có một lư hương để thờ các vị Thần. Đây là bát hương ở vị tí trung tâm, cao hơn các bát hương khác.
Tiếp đến là thờ Gia tiên, tổ tiên, những người thân đã khuất của gia đình. Thường sẽ đặt lư hương này ở vị trí bên phải, thấp hơn bát hương thờ Thần ở giữa. Truyền thống thờ Thành hoàng làng đã hình thành từ rất sớm trong các alfng quê Việt Nam. Người ta coi những người chết trẻ, hay chết thiêng sẽ có sức mạnh quyền lực cao. Thờ những linh hồn này để tránh bị các linh hồn quấy phá, gia đình bắt ổn. Người ta gọi đây là thờ Bà cô ông mãnh. Bát hương sẽ ngang bằng bát hương thờ Gia tiên, được đặt ở phía bên trái.
Như vậy, mỗi gia đình nên có 3 lư hương để thờ riêng trên một ban thờ gia tiên. Trong tâm linh, việc thờ chung không được khuyến khích. Vì trong những ngày Tết, giỗ, mùng 1 ngày rằm, khi cúng, chúng ta đều mời đầy đủ các vị về, mà lư hương là nơi để các vị ngự. Nếu chỉ có một bát hương dẫn tới việc không đúng không đúng ngôi thứ, chồng lấn lên nhau. Thường, những gia đình con thứ hoặc gia đình đơn thân sẽ thờ một lư hương chung cho tất cả Thần, hương linh,…
Nếu gia đình thờ Phật tại gia, nên lập một ban thờ riêng và có 1 bát hương riêng. Bởi Phật là vị có vị trí tối cao. Việc thờ chung sẽ ảnh hưởng không tốt tới hương hỏa. Đôi khi sẽ phạm vào việc không tôn trọng các vị Phật, Bồ Tát.
Khi lập ban thờ và sắp xếp bát hương, gia chủ cần tuân thủ đúng quy tức vị trí, thứ bậc. Khi thắp hương hay khi khấn vái cũng áp dụng nguyên tắc thứ bậc tương tự. Mọi việc đều có trên có dưới, nếu sai thứ bậc tứ là không tôn trọng vị Thần đó.
Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn Đồ thờ cúng hợp tuổi mệnh
Cách đặt Lư hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn
Truyền thống thờ cúng của người xưa cho rằng trong việc thờ cúng cũng như bài trí bàn thờ gia tiên có thể chia làm 3 cấp bậc dưới đây:
1. Phật: Nhiều gia đình thờ Phật để cầu mong sự bình an đến với gia chủ, hóa giải mọi tai ương, hướng về cõi Niết bàn.
2. Thần: Bao gồm các vị thần giúp cho mỗi gia đình được yên ổn như: thổ công, long mạch, thần tài lộc, tiền chủ hậu chủ.
3. Gia tiên tiền tổ: Chính là những người đã khuất trong dòng họ, gia tộc của mình sẽ giúp phù hộ độ trì mọi mặt cuộc sống.
=> Vì vậy để việc thờ phụng được trọn vẹn, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 ban thờ (bàn thờ Phật có thể có hoặc không phù thuộc vào lòng thành và tâm nguyện của gia chủ).
* Đối với ban thờ Phật:
Với ban thờ Phật, chỉ cần duy nhất một bát hương là đủ. Trên bàn thờ có thể bố chí tượng Phật và một số vật phẩm khác. Chú ý khi cúng lễ sẽ cúng đồ chay.
* Đối với ban thờ gia tiên
+ Bàn thờ dùng 1 bát hương: sử dụng chung cho cả thờ thần và gia tiên (Tuy nhiên chỉ phù hợp với không gian nhỏ hẹp, nếu có thể nên tách riêng và sử dụng 3 bát hương)
+ Bàn thờ dùng 3 bát hương: Bát hương chính giữa ở trung tâm là nơi thờ thần linh, thổ công, thổ địa, thành hoàng. Bát hương bên phải khi người đứng thắp hương là cộng đồng gia tiên tiền tổ. Bát hương bên trái là thờ bà tổ cô, ông mãnh trong dòng họ. Bát hương thờ thần linh thường to hơn các bát hương khác.
+ Bàn thờ dùng nhiều hơn 3 bát hương (trường hợp thờ nhiều bát hương gia tiên): áp dụng treo quy tắc “Nam tả – Nữ hữu“. Có nghĩa là bát hương lớn nhất ở chính giữa thờ thần linh. Còn 2 bên áp dụng quy tắc người nam thờ bên trái, người nữ thờ bên phải (hướng bàn thờ nhìn ra ngoài). Để hiểu hơn quy tắc này, quý vị có thể tham khảo bài viết: Nam Tả Nữ Hữu là gì?
Lư Đồng Bảo Long – Chuyên cung cấp Đồ thờ cúng cao cấp, uy tín
Lư Đồng Bảo Long là thương hiệu cung cấp các sản phẩm đồ thờ bằng đồng uy tín, có xưởng sản xuất lớn, chế tác và phân phối trực tiếp. Chúng tôi đem đến tay khách hàng những sản phẩm đạt chuẩn, đảm bảo kỹ thuật hoàn thiện tốt, mẫu mã đẹp, độ bền cao. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác bởi nghệ nhân làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, nổi bật bởi thiết kế tinh xảo, nét chạm khắc hoa mềm mại, uyển chuyển, mang đến vẻ đẹp đẳng cấp cho mọi không gian thờ.
Hiện tại, chúng tôi sở hữu nhiều mẫu Lư hương bằng đồng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, đa dạng mẫu mã, kích thước giúp khách hàng có nhiều sự chọn lựa. Bên cạnh các sản phẩm đúc thủ công cao cấp là các mặt hàng đúc công nghệ, phù hợp với nhiều gia đình.
Các sản phẩm của Đúc Đồng Bảo Long sử dụng nguyên liệu đồng thanh khiết, nói không với đồng tạp kém chất lượng. Hơn thế, chúng tôi còn nhận chế tác đồ thờ bằng đồng nói chung hay các sản phẩm bát hương bằng đồng nói riêng THEO YÊU CẦU của khách hàng.
Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống showroom của chúng tôi tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Nam Định để tham quan và mua sắm sản phẩm. Đối với khách hàng đặt mua online, Đúc Đồng Bảo Long hỗ trợ giao hàng khắp 64 tỉnh thành.
Chế độ bảo hành uy tín:
✔️ BẢO HÀNH 10 NĂM đối với mọi sản phẩm cao cấp
✔️ BẢO HÀNH ÍT NHẤT 5 NĂM đối với các sản phẩm nà nhầmằm trong phân khúc giá rẻ.
✔️ MUA 1 LẦN – BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với các loại sản phẩm dát vàng 9999, khảm tam khí, khảm ngũ sắc.
✔️ LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng.
Liên hệ ngay Hotline: 0937 522 286 để được tư vấn và báo giá Đồ thờ nhanh nhất!